Càng nhiều tuổi, cơ thể chúng ta càng tiêu hóa chậm thức ăn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn hay người thân không còn cảm giác thèm ăn, không ăn được nhiều hoặc không ăn được đa dạng thực phẩm, thậm chí khó chịu khi ngửi thấy mùi đồ ăn thì những dấu hiện này hoàn toàn không bình thường!
Đây là một cảnh báo của cơ thể về những bất thường bên trong, hãy cùng LeKhaMart tìm hiểu nhé!
Những dấu hiệu của chứng "biếng ăn" ở người lớn
Chán ăn báo hiệu vấn đề gì về sức khỏe của chúng ta? Việc chán ăn ở người lớn có thể do một hoặc tổng hợp của các nguyên nhân sau:
1. Tâm lý căng thẳng kéo dài
Tâm lý căng thẳng kéo dài gây ức chế thần kinh khiến chúng ta giảm cảm giác thèm ăn. Hệ tiêu hóa cũng là nơi rất nhạy cảm với những bất thường trong cảm xúc vì vậy cũng ảnh hưởng theo khiến chuyện ăn uống trở thành một vấn đề của bạn. Nào, bạn đã bao giờ đau thắt dạ dày vì lo lắng, hay đau bụng khi chuẩn bị làm một việc rất quan trọng mà không hề tự tin hay chưa?
Căng thẳng cũng dễ dẫn tới mất ngủ, khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi, uể oải, từ đó ăn không ngon miệng.
2. Cơ thể thiếu chất
Sau một thời gian dài ăn kiêng giảm cân không khoa học hay vì bất cứ lí do gì khiến bạn không thể ăn uống đầy đủ, cơ thể chúng ta sẽ thiếu chất. Cần phải nói rằng cơ thể khi thiếu bất cứ chất gì cũng không hoạt động bình thường được!
Ví dụ:
Nếu thiếu Sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, bạn sẽ nhanh mệt và giảm khả năng tập trung
Nếu thiếu vitamin C sẽ khiến da khô, giảm sức đề kháng và lâu lành vết thương
Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực và suy giảm hệ miễn dịch
Thiếu chất làm cơ thể biếng ăn, từ đó tình trạng thiếu chất lại càng nghiêm trọng hơn, tạo thành một vòng tròn không có hồi kết, rất nguy hiểm bạn nhé!
3. Nguyên nhân bệnh lý ở hệ tiêu hóa
Ở trường hợp này chúng ta cần đến các trung tâm y tế để khám và điều trị dứt điểm nhé!
Hãy quan tâm tới cảm giác ngon miệng càng sớm càng tốt, đặc biệt khi bước vào tuổi trung niên để duy trì sức khỏe dẻo dai, tráng kiện khi cao tuổi bạn nhé!
Vậy chúng ta cần làm gì để cải thiện chứng biếng ăn, và quan trọng hơn, cần làm gì để luôn giữ được sự ngon miệng của mình? Sau đây là một số gợi ý đơn giản dành cho bạn:
Tập ăn đúng bữa, đúng giờ: Việc này giúp tạo ra nhịp sinh học cho hệ tiêu hóa khiến chúng ta có cảm giác đói, từ đó ăn ngon miệng hơn
Thêm các bữa phụ trong ngày: Nếu bạn không thể ăn nhiều mỗi bữa hoặc không thể ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, hãy có những bữa phụ cung cấp vitamin và khoáng chất từ trái cây, sữa, sữa chua, các loại hạt
Tăng cường vận động: Việc vận động thường xuyên hơn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng từ đó đem cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng quay lại với bạn.
Đến đây cũng cần nói tới việc nhiều người lớn tuổi được con cái khuyên hạn chế làm việc, lao động chân tay. Việc này tuy đến từ sự quan tâm của người con nhưng bạn cũng cần hiểu rằng việc lao động và muốn lao động, cảm giác "buồn bực chân tay" là một dấu hiệu tốt về mặt sức khỏe của người lớn tuổi. Đồng thời cũng là cách giúp họ duy trì được sức khỏe sau khi đã nghỉ hưu.
Vì vậy, thay vì ngăn cản cha mẹ chúng ta làm việc, lao động, bạn hãy tạo ra một môi trường lao động an toàn cho họ như: hạn chế sàn ướt nước để giảm nguy cơ trơn trượt; không để đồ vật (đặc biệt đồ dễ vỡ) trên cao quá tầm với người cao tuổi; khuyến khích ông bà tham gia các hoạt động hội nhóm với bạn bè để di chuyển nhiều hơn, việc đó cũng nhằm duy trì tương tác xã hội để giữ được tinh thần luôn vui vẻ yêu đời,…
Những hàng động nhỏ cho kết quả lớn
LeKhaMart chúc bạn và những người thân yêu luôn thật nhiều sức khỏe!